Tấn công bằng từ chối dịch vụ DoS (Denial of Service) có thể mô tả như hành động ngăn cản những người dùng hợp pháp khả năng truy cập và sử dụng vào một dịch vụ nào đó. Nó bao gồm làm tràn ngập mạng, mất kết nối với dịch vụ… mà mục đích cuối cùng là máy chủ (Server) không thể đáp ứng được các yêu cầu sử dụng dịch vụ từ các máy trạm (Client).
DoS có thể làm ngưng hoạt động của một máy tính, một mạng nội bộ, thậm chí cả một hệ thống mạng rất lớn. Về bản chất thực sự của DoS, kẻ tấn công sẽ chiếm dụng một lượng lớn tài nguyên mạng như băng thông, bộ nhớ… và làm mất khả năng xử lý các yêu cầu dịch vụ từ các client khác.
Cách phổ biến và cũng hay gặp nhất của tấn công DOS là khi một kẻ tấn công cố gắng làm “ngập lụt: mạng của bạn bằng cách gởi những dòng dữ liệu lớn tới mạng hay máy chủ website của bạn. Khi bạn gõ một URL của một website cụ thể vào trình duyệt, bạn sẽ gởi một yêu cầu tới máy chủ của website đó để xem nội dung trang web. Máy chủ web chỉ có thể xử lý một số yêu cầu cùng một lúc, như vậy nếu như một kẻ tấn công gởi quá nhiều các yêu cầu để làm cho máy chủ đó bị quá tải và nó sẽ không thể xử lý các yêu cầu khác của bạn. Đây chính là một cuốc tấn công “từ chối dịch vụ” vì bạn không thể truy cập vào trang web hay dịch vụ đó nữa.
DDOS là gì?
Trong một cuộc tấn công DDOS, một kẻ tấn công không chỉ sử dụng máy tính của mình mà còn lợi dụng hay sử dụng hợp pháp các máy tính khác. Bằng việc lợi dụng các lỗ hổng bảo mật hay các điểm yếu của ứng dụng, một kẻ tấn công có thể lấy quyền kiểm soát máy tính của bạn. Sau đó họ có thể lợi dụng máy tính của bạn để gởi các dữ liệu hay các yêu caauf với số lượng lớn vào một trang web hoặc gởi các thư rác đến một địa chỉ email cụ thể. Gọi là tấn công “phân tán – Distributes” vì kẻ tấn công có thể sử dụng nhiều máy tính, bao gồm cả chính bạn để thực hiện các cuộc tấn công từ chối dịch vụ.