Ngày nay, việc sở hữu 01 website đối với cá nhân hay doanh nghiệp như là điều tất yếu trong việc phát triển kinh doanh ở kỷ nguyên 4.0 này, và WordPress là 01 lựa chọn tối ưu với ngân sách cũng như đơn giản hóa việc vận hành sử dụng về sau. Tuy nhiên, bạn đã bỏ tiền xây dựng website như là một cửa hàng hoặc là nơi bạn muốn càng nhiều người vào càng tốt (traffics), thì việc viết nội dung như thế nào để tối ưu SEO để người dùng search google là có thể tiếp cận website của bạn là điều quan trọng nhất.
Nếu bạn chưa biết SEO là gì ? đừng ngại xem tại link này: Search Engine Optimization viết tắt SEO
Nếu bạn chưa có website thì xem bài này để tiết kiệm chi phí tốt nhất khi triển khai website WordPress: Chia sẻ cách mua domain và hosting giá rẻ nhất từ inet
Qua bài viết này, Thinkdigital với hơn 10 năm kinh nghiệm triển khai SEO cho nhiều dự án lớn nhỏ, từ long-tail keyword đến keyword có 3 ký tự,… đặc biệt sử dụng nền tảng WordPress xuyên suốt thời gian qua , đúc kết kinh nghiệm và chia sẻ với bạn một số lưu ý cần thiết nhằm giúp bạn có thể tự bản thân làm SEO cho website WordPress của mình.
1. SEO Onpage
Tìm hiểu SEO Onpage là gì ? tại đây SEO On-page
Sau khi cài xong giao diện website rồi, tiến hành cài những Plugin sau:
- Yoast SEO: ứng dụng này hỗ trợ SEO tốt nhất cho website WordPress được tin dùng số 1 toàn cầu. Mục đích cài Plugin này là để:
– Cập nhật các thẻ meta tag trên từng bài viết/từng trang/từng danh mục… trên website
– Qua ứng dụng này bắt buộc website phải khai báo xác nhận lên các công cụ tìm kiếm: Google, Bing, Yandex, Baidu
– Ứng dụng này hỗ trợ sẵn robots, sitemap… cho website luôn rồi - Tiến hành xác thực website với Google Tag Manager, từ Google Tag Manager này khai báo cho Google Analytics và những bên thứ 3 cần tích hợp với website của bạn.
- Xác thực SSL bằng cách cài ứng dụng Really Simple SSL – hỗ trợ miễn phí SSL cho website của bạn, một yếu tố bảo mật cần thiết cho SEO khi load nội dung từ đầu người dùng.
- Schema: một chức năng hỗ trợ nội dung khi hiển trị trên công cụ tìm kiếm Google, được Google tin tưởng và giới thiệu nên cài đối với các Blogger đánh giá SAO hoặc tác giả có trích dẫn từ tổ chức nào đó. Tham khảo thêm tại website chính thức: https://schema.org/docs/schemas.html
- ShortPixel: Việc sử dụng hình ảnh trên website của bạn trong những bài viết, sản phẩm,… là điều tất yếu không thể thiếu được, tuy nhiên bạn có hình dung là người dùng sử dụng rất nhiều thiếu bị khác nhau ở nhiều môi trường internet để load nội dung từ website của bạn ? Do vậy việc tối ưu nén hình ảnh là điều cần thiết. Và sau khi vật lộn với nhiều plugins khác nhau mình chọn ShortPixel vì tính dễ sử dụng và hiệu quả nén ảnh quá tốt. Website chính thức: https://shortpixel.com/
- Woo Commerce: ứng dụng này phù hợp với website có bán hàng online để quản lý sản phẩm đăng bán, bao gồm: hình ảnh, danh mục, nội dung chi tiết, giá bán, giá khuyến mãi, mã sản phẩm, tồn kho,… sẵn sàng kết nối với các bên thứ 3 để hỗ trợ marketing như: Google Shopping, Google Merchant, Mailchimp,…
- LiteSpeed Cache: này là ứng dụng giúp tối ưu và tăng tốc độ tải nội dung từ Hosting/Server đến thiết bị người dùng, đều này giúp người dùng tải nội dung trên website bạn nhanh hơn mang lại trải nghiệm tuyệt vời hơn.
- AMP: ứng dụng tối ưu và tăng tốc độ tải trang trên thiết bị di động (khoản 1s) do Google phát triển xem bài giới thiệu của Google tại link: https://www.slideshare.net/hoangduy203/vietnam-mobile-day-2017
Sau khi tiến hành cài xong và thiết lập những Plugin trên tiến hành truy cập vào công cụ Google Speed Insights – Link: https://developers.google.com/speed/pagespeed/insights/?hl=vi
Thao tác gõ domain vào và nhấn enter, đợi sau khi chạy xong ra kết quả là bao nhiêu điểm trên thang điểm 100. Điểm càng cao thì Google đánh giá website có trải nghiệm khách hàng càng cao và đây là yếu tố quan trọng nhất trong việc đưa website lên top ở Google Search. Điểm mà hài lòng nhất là 80/100 trở lên.
Tham khảo: Tối ưu tốc độ tải WordPress Website với Google Speed Test
Lưu ý: để cải thiện tốc độ tải trang này bạn cần hiểu rõ kỹ thuật về tối ưu hosting/server + tối ưu được layout của website theo chỉ dẫn của Google. Và tập trung giải quyết điểm tốc độ tải trang trên mobile mà thôi, cái này mà cải thiện thì bên desktop tự động tăng theo.
Sau khi website được cài Google rồi, định kỳ hàng tuần truy cập vào Google Search Console – Link https://search.google.com/search-console/ để tiến hành triển tra những lỗi phát sinh mà Google phát hiện và cảnh báo cho website của bạn. Đặc biệt tại 03 hạng mục lớn nằm bên trái màn hình: Chỉ Mục, Trải Nghiệm, Tính năng Nâng cao (những chỗ không tố là Google cảnh báo màu đỏ) click vào xem kỹ bên trong Google có chia sẻ cách giải quyết luôn, nhiệm vụ bạn là trao đổi với bên kỹ thuật.
2. Phát triển nội dung
Dùng công cụ Google Keywords Tool trong Google Ads hoặc Ahref để tiến hành tìm kiếm những keywords liên quan đến lĩnh vực mà bạn đang muốn hướng đến (cần có lượt truy cập từ những keywords này). Tải file excel về và tiến hành xử lý gợi ý:
- Phân loại theo nhóm những keywords liên quan với nhau
- Sắp xếp thứ tự keywords chính, keyword dài, keyword phụ trong cùng 01 nhóm
- Kiểm tra độ khó cùng với lượt traffic dự kiến của từng keyword
Cuối cùng chúng ta sẽ có 01 bản kế hoạch phát triển nội dung cho từng nhóm, từng loại keywords phù hợp với website của bạn, đồng thời đi từ dễ đến khó dẫn và tạo được hiệu quả sớm nhất ngay từ khi mới bắt đầu (tránh nản chỉ).
Tiếp theo đó bạn chủ động tự phát triển nội dung ứng với bảng kế hoạch keyword ở trên, lưu ý 01 bài viết có ít nhất 01 keyword chính 2 keyword phụ và keyword chính được lặp lại 03 lần trong bài viết, trung bình một bài viết khoản 1000 từ. Chú ý là Tiêu đề, mô tả ngắn, và các thẻ Head phải có Keyword chính. Ở đây KHÔNG khuyến khích copy từ nguồn khác nha, nên tự viết để Google quét nội dung và ghi nhận bạn là người dành thời gian tạo ra nó.
Sau khi viết bài xong bạn vào CMS của website wordpress, vào mục <bài viết/posts> chọn <Add new> , tiến hành thao tác như đăng 01 bài viết thông thường, sau đó kéo xuống dưới cùng đến chỗ tab <Yoast SEO>, bạn tiến hành gõ 01 keyword chính vào Box <Cụm từ khóa chính>, cope đoạn mô tả dán vào <Thẻ Mô Tả>.
Khi đó bạn sẽ thấy 02 khuôn mặt tại 02 tab <SEO> và <Tính dễ đọc> nếu cùng là màu xanh lá cây thì SEO bài này Tốt rồi, còn nếu không phải màu xanh, bạn click vào:
- tab <Tính dễ đọc> và xem kết quả phân tích cũng như mô tả cụ thể lỗi mà bạn đang gặp phải – tiến hành điều chỉnh theo hướng dẫn.
- tab <SEO> kéo xuống dưới đến chỗ <phân tích SEO> nhấp chuột vào và xem kết quả phân tích cũng như mô tả cụ thể lỗi mà bạn đang gặp phải – tiến hành điều chỉnh theo hướng dẫn.
Cuối cùng là nhấn vào nút <Đăng> để bài được hiển thị đến người dùng thôi.
3, SEO Off-page
Tìm hiểu SEO Off-page là gì ? tại đây SEO Off-page
Trong SEO có câu “Content is King, Backlink is Queen” thì ở bước số 02 chúng ta đã làm tốt việc tạo ra 01 bài viết chất lượng là điều kiện cần rồi, giờ làm sao lan tỏa bài viết đó ra rộng hơn nữa là điều kiện đủ. Dưới đây là một số thủ thuật để xây dựng hiệu quả các site vệ tinh nhằm tạo hệ thống backlink xịn bền vững.
- Bạn truy cập vào nền tảng mạng xã hội, nền tảng blog chia sẻ lớn nhỏ gì bạn đăng ký tạo tài khoản với cùng 01 gmail/phone cho dễ quản lý, sau đó vào setting hoặc profile tiến hành đặt username đăng nhập / Tên hiển thị / mô tả… đúng như website của bạn.
- Trên website tại từng bài viết cần có dãy nút button chia sẻ lên mạng xã hội. Sau khi bạn đăng 01 bài viết trên website của bạn rồi, ngay lập tức truy cập vào bài viết hiển thị trên website tiến hành nhấn nút chia sẻ lên tất cả các trang mạng xã hội , những trang blog mà bạn đã đăng nhập sẵn trên cùng 01 trình duyệt rồi. Việc này cần kiên trì và làm liên tục như 01 thói quen.
- Bạn có thể thêm domain khác cùng ngành nghề hay dịch vụ với bạn trên Google Domain, ưu tiên .org hoặc .net sau đó trỏ về Blogger biến thành 01 site vệ tinh vĩnh viễn và nhiệm vụ tiếp theo của bạn là chỉ việc đăng bài đúng theo phân nhóm của domain mới này.
Nên tham khảo cách làm tại bài viết này https://thinkdigital.vn/huong-dan-tao-va-phat-trien-cac-site-ve-tinh-vinh-vien-tu-blogger-com/
Sơ đồ xây dựng hệ thống Backlink cho 01 website triển khai SEO bền vững dài lâu
Tham khảo: Dịch vụ cung cấp resource giúp tăng chỉ số SEO off-page
Tùy vào quy mô của doanh nghiệp cũng như ngân sách đầu tư vào SEO, bạn có thể chủ động điều chỉnh kế hoạch xây dựng backlink từ những nguồn đi mua từ bên thứ 3 như các website lâu đời, hoặc website đuôi .gov .edu… Hình ảnh ở trên là kế hoạch SEO offpage điển hình mẫu để bạn tham khảo.
Cuối cùng làm SEO trên website wordpress là 01 công việc thú vị, nó như là đứa con tinh thần được nuôi lớn hằng ngày bởi việc xác định nội dung hữu ích mang lại cho chính khách hàng của bạn. Chúc thành công!