Đã có khái niệm về 3R trong marketing, nhưng sau này Mars lại thêm vào đó chữ R thứ tư là “risk” (rủi ro). Thế nhưng tôi biết rằng chúng ta thường nhớ đến số 3 và 5 nhiều hơn là số chẵn, vì thế tôi đã cộng thêm chữ R thứ năm để dễ nhớ hơn. Đó là chữ Receptivity (sự tiếp nhận). Trong trường hợp bạn còn thắc mắc 3 chữ R đầu tiên là gì thì theo bà Allison Miazga-Bedrick (Giám đốc Marketing Cấp cao, Mars Chocolate, một thương hiệu chocolate khá nổi tiếng ở Mỹ sau vụ phóng thành công tàu thăm dò lên sau Hoả) đó là Reach (tiếp cận), Relevancy (liên quan) và Reaction (phản ứng).
1. Reach (tiếp cận)
Nếu bạn muốn gây ảnh hưởng tới một ai, đầu tiên là bạn phải tiếp cận họ. Đó là lí do tại sao TV vẫn là phương tiện truyền thông chính thống của đa số các chiến dịch. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng vậy. Tôi đã xem được một case-study về thương hiệu Wall’s Classics tại Anh đã dùng quảng cáo ngoài trời và Facebook (kết hợp phương tiện truyền thông đại chúng cổ điển và hiện đại) để có được những hiệu ứng tích cực.
2. Receptivity (tiếp nhận)
Từ này có lẽ bị lãng quên vì hầu hết các marketer đều không muốn nhắc tới nó nhưng họ ngày càng thấy từ này nhiều hơn. Báo cáo AdReaction của các Gen X, Y, Z cho thấy rằng Gen Z không thích quảng cáo nhiều hơn các thế hệ người dùng trước đó và có nhiều khả năng dùng công nghệ để chặn quảng cáo hoặc sử dụng các cách thức để không phải xem quảng cáo.
3. Risk (rủi ro)
Tại Hội nghị Brand Masters 2017 của Hiệp hội Quảng cáo Quốc gia (ANA), bà Miazga-Bedrick đã chỉ ra rằng việc chấp nhập rủi ro đã được áp dụng tại Mars, mặc dù bà cũng lưu ý rằng việc thử nghiệm và dữ liệu có vai trò quan trọng trong việc quyết định sự thành bại của chiến dịch. Điều này phù hợp với triết lý 70/20/10 về việc khuyến khích thử nghiệm.
4. Resonance (cộng hưởng)
Sự thành công của việc chấp nhận rủi ro là do người dùng quyết định;họ có gắn kết với nội dung, có nói về nó và chia sẻ nó hay không? Tôi dùng chữ “cộng hưởng” thay vì “liên quan” vì sự thật là đa số mọi chiến dịch đều cần gắn kết với cảm xúc người dùng để thành công.
5. Reaction (phản ứng)
Thành công không được định nghĩa bởi lượt ‘like’ hay ‘share’ mà bởi doanh số bán. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng thành công cũng có được định nghĩa bằng việc có tỉ lệ thâm nhập thị trường cao hoặc kiểm soát được yếu tố co giãn giá. Có nhiều yếu tố để định nghĩa thành công chứ không phải chỉ đơn thuần là doanh số.