Theo dự đoán của Microsoft, tới năm 2020 sẽ có 50 tỷ thiết bị kết nối được đưa vào sử dụng và trung bình 1 người sở hữu khoảng 4 thiết bị công nghệ(1), họ đã và đang dành nhiều thời gian hơn vào chúng. Thử thách đặt ra cho các thương hiệu là làm sao để xây dựng hành trình khách hàng kết nối trải nghiệm của họ liền mạch trên tất cả các thiết bị công nghệ và tạo ra các chiến dịch có thể đồng thời hoạt động trên các kênh Social, quảng cáo hiển thị, thương mại điện tử cho tới thực tế tại của hàng.
Cũng theo báo cáo mới nhất từ google, cuộc chiến cạnh tranh giữa các thương hiệu đang chuyển dịch mạnh mẽ sang ứng dụng digital vào các trải nghiệm khách hàng, không chỉ dừng ở quảng cáo truyền thông. Các thương hiệu lớn (Groupe SEB, Henkel, Hewlett Packard, Kronenburg, Samsung và Unilever…) sẵn sàng đầu tư nhiều hơn vào các công nghệ kỹ thuật số để áp dụng cho cả các kênh online lẫn các hoạt động offline tại điểm bán nhằm kiểm soát và tối ưu hoá hành trình mua hàng của khách hàng(2).
Như vậy, đã tới lúc các nhà tiếp thị cần nhìn nhận lại về cách thức kết nối hành trình khách hàng của mình từ các kênh ATL cho tới BTL. Bên cạnh việc làm sao kết nối 2 lĩnh vực này hoạt động một cách trơn tru thì việc áp dụng công nghệ vào vòng tuần hoàn này cũng là vấn đề cần được ưu tiên.
Từ đó, có một khái niệm mới trong marketing được sản sinh đó là Digital Field Marketing (viết tắt DFM). DFM hiểu 1 cách ngắn gọn thì đó là việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động của Field Marketing (bao gồm các hoạt động:Trade Marketing, Brand marketing,các hoạt động CRM…) nhằm tận dụng sức mạnh của Digital để tối ưu hoá các hoạt động field marketing truyền thống. Từ đó tăng cường khả năng quản lý và giám sát chương trình, hàng hoá; Hỗ trợ nhãn hàng trong việc quản lý Shopper, quản lý customer (bao gồm các account, retailers, các kênh bán hàng). Đặc biệt là giúp nâng cao và kết nối trải nghiệm của người tiêu dùng, từ đó gia tăng tỷ lệ bán/mua hàng thành công.
Trên thế giới, xu hướng và các hoạt động DFM đã được triển khai từ nhiều năm trước, điển hình như chuỗi cửa hàng nổi tiếng Macy’s của Mỹ, ngay từ những năm 2013, họ đã bắt tay cùng với Ibeacon cho ra đời ứng dụng thử nghiệm Shop Kick. Đây là ứng dụng cho phép những người dùng khi sử dụng ứng dụng Shopkick tại hệ thống cửa hàng Macy’s sẽ được thông báo về các sản phẩm mà họ có thể yêu thích hoặc quan tâm, từ đó giúp gia tăng tỷ lệ mua hàng.
Tại Việt Nam,các hoạt động DFM đã bắt đầu được triển khai, tuy nhiên mới dừng lại ở 1 số brand lớn. Ví dụ như Coca-Cola đã và đang áp dụng rất nhiều công nghệ trong các hoạt động của mình không chỉ tại điểm bán. Hàng năm đối với các retailers họ áp dụng các chương trình bốc thăm may mắn thông quan handheld(3) và chắc hẳn các bạn không thể quên chiến dịch in tên, hình lên lon vô cùng thành công của họ năm 2014. Với các ứng dụng in tên sử dụng trên MXH và các điểm in tên miễn phí tại một số điểm bán, Coca-Cola đã tạo ra một cơn sốt với người tiêu dùng Việt Nam.
Hay như Maggi, năm 2016, họ cũng bắt đầu sử dụng nhiều hơn công nghệ vào các hoạt động tại điểm bán của mình, điển hình như chiếc máy nguyên liệu biết nói được đặt tại siêu thị. Người dùng chỉ cần đặt các nguyên lên chiếc máy, ngay lập tức các công thức nấu ăn liên quan sẽ được hiển thị và người dùng có thể in công thức ra để mang về nhà.
Và còn rất nhiều ví dụ thực tế mà các thương hiệu tại Việt Nam đã và đang ứng dụng vào thực tế mỗi ngày, điều đó để thấy rằng, công nghệ đã và đang thay đổi thế giới Marketing một cách mạnh mẽ, trong tương lai gần, nếu không có những sự thay đổi và cập nhật thường xuyên, rất có thể một ngày đẹp trời thức giấc, bạn đã không còn hiểu được những điều mà tờ báo chuyên ngành của bạn đang nói.