Ecosystem (Hệ sinh thái)

Chuẩn bị cho cuộc cách mạng công nghệ 4.0 (công nghệ số tự động hóa dữ liệu AI, VR, AR…), các ông lớn công nghệ không chỉ dồn sức vào cuộc chạy đua smartphone đơn thuần, mà còn tập trung sức sáng tạo để mở rộng hệ sinh thái công nghệ (ecosystem) với tham vọng bành trướng và giữ vững vị thế của mình.

Tính riêng trong 3 tháng đầu 2017, số liệu thống kê từ hãng nghiên cứu thị trường IDC cho thấy, doanh số smartphone toàn cầu đã tăng 4,3% với hơn 347,4 triệu thiết bị, vượt mức dự báo trước đó là 3,6%. Dù tăng trưởng mạnh, nhưng nhiều chuyên gia nhận định, cuộc đua điện thoại thông minh đang dần đến mức bão hòa bởi sức sáng tạo đang ngày một ít đi. Hiện tại, các nhà sản xuất tên tuổi đang nỗ lực tìm kiếm hướng đi mới nhằm mở rộng thị trường. Trong đó, chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, đồng thời phủ sóng ở nhiều lĩnh vực khác nhau để xây dựng một hệ sinh thái công nghệ (ecosystem) thông minh được chú trọng hàng đầu.

Hiểu một cách đơn giản, ecosystem là khái niệm ám chỉ một mạng lưới rộng khắp các thiết bị và dịch vụ có khả năng liên kết chặt chẽ với nhau, trải dài từ phần cứng đến cả phần mềm. Khả năng đồng bộ dễ dàng mang đến nhiều lợi ích cho khách hàng trong cả giải trí lẫn công việc, thay đổi hoàn toàn trải nghiệm thường thấy trong cuộc sống thường ngày.

Thậm chí, chỉ với một vài cú chạm, bạn có thể kết nối trực tiếp với chiếc xe ô tô của mình, hoặc a-lê-hấp điều khiển toàn bộ các thiết bị trong căn nhà thông minh (smarthome), từ TV, tủ lạnh cho đến máy giặt hay lò sưởi, nhà bếp… Jonathan Rettinger, nhà sáng lập chuyên trang TechnoBuffalo nhận xét: “Hệ sinh thái (ecosystem) sẽ phản ánh bộ mặt rõ nét của toàn ngành công nghệ trong khoảng 10 năm tới. Đây sẽ là trọng tâm phát triển được chú ý đặc biệt, trở thành đột phá tiếp theo trong tương lai.”

Ecosystem – Xu thế dịch chuyển toàn ngành công nghệ

Đối lập với trường hợp của các ông lớn, các công ty hiện có chỗ đứng vững chắc trên thị trường đều đang sở hữu một hệ sinh thái công nghệ đa dạng, cung cấp cho người dùng khả năng tận hưởng tối đa. Điển hình trong số này là Samsung, Google, Facebook hay Microsoft. Tập đoàn không ngừng mở rộng phân khúc kinh doanh của mình và luôn đi đầu trong cuộc cạnh tranh toàn cầu ở khắp mặt trận, bất kể là cuộc đua sáng tạo hay doanh số.”

Trong thế giới công nghệ chạy đua vũ bão như hiện nay, rõ ràng việc bắt kịp xu hướng, thỏa mãn nhu cầu người dùng là chưa đủ. Những hãng sản xuất phải liên tục đón đầu, tìm tòi và thử thách mình ở nhiều lĩnh vực “sáng tạo” mới. Và “chất xám” của toàn ngành công nghệ trong tương lai sẽ tập trung phần nhiều cho cuộc chạy đua hệ sinh thái công nghệ (ecosystem) thông minh.